Tên gọi và Truyền thuyết Bạch_Long_Vĩ_(bán_đảo)

Bán đảo Bạch Long Vĩ (白竜尾) trong một bản đồ cổ của Việt Nam thế kỷ XIX là Việt Nam toàn cảnh dư đồ (越南全境輿圖). Vị trí Bán đảo nằm ở cực đông bắc tỉnh Quảng Yên nhà Nguyễn (廣安省), trên vùng biên giới đất liền với Khâm Châu tỉnh Quảng Đông nhà Thanh Trung Quốc.Bản đồ Đông Bắc Việt Nam năm 1867 với sông An Nam Giang làm biên giới Việt Nam-Trung Quốc cùng vị trí mũi Bạch Long Vĩ xưa (ở cửa sông An Nam Giang) và đảo Bạch Long Vĩ ngày nay (ở giữa vịnh Bắc Bộ).

Do có hình dạng mũi đất chạy thuôn dài như đuôi động vật nên người Việt xưa, theo cách giống như việc đặt tên cho các thực thể địa lý ven bờ vịnh Bắc Bộ khác nhưː Hạ Long, Bái Tử Long,..., đã gắn tên gọi mũi đất này là "đuôi rồng trắng" (một loài vật huyền thoại, là biểu tượng linh vật của người Việt và một số dân tộc Á đông). Tên gọi Bạch Long Vĩ của bán đảo này có lịch sử lâu đời hơn tên gọi của đảo cùng tên nằm ở giữa vịnh Bắc Bộ là đảo Bạch Long Vĩ, mới được đặt vào năm 1937 (thế kỷ XX). Trong các bản đồ cổ của phương Tây từ thế kỷ XIX về trước thì đảo Bạch Long Vĩ ngày nay lại có tên là Nightingale Island (đảo chim dạ oanh), còn tên Việt Nam xưa là đảo Vô Thuỷ[2]. Một số truyền thuyết cho rằng khi người Việt mới lập nước đã bị giặc ngoại xâm, Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang. Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời bảo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và nơi đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ.